-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Top những loại động vật tốt nhất diệt rêu hại bể thủy sinh
23/11/2023
Đối với người chơi bể cá cảnh, rêu hại trong hồ thủy sinh và tảo luôn là một vấn đề gây đau đầu bậc nhất. Rêu hại bể thủy sinh không chỉ làm mất mỹ quan bể cá, còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và kí sinh trùng sinh sôi. Cản trở sự sinh trưởng của cây thủy sinh và cá.
Rong tảo rất khó để trị tận gốc, chỉ có thể sử dụng các loại cá ăn rêu hại. Nếu không xử lý ngay, lâu dần sẽ khiến môi trường nước bị suy kiệt. Cá dễ mắc bệnh và chết. Gần đây Sunaquarium đã nhận được khá nhiều câu hỏi về cách trị và xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh và rêu hại bể thủy sinh. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rêu hại là gì?
Tảo hay rêu hại là một vấn đề vô cùng phổ biến trong bể cá cảnh hay bể thủy sinh nhưng việc loại bỏ nó có thể rất đơn giản như thả vào bể của bạn một vài loài ăn tảo.
Thuật ngũ “ăn tảo”, “ăn rêu hại” được sử dụng để mô tả các loài chuyên ăn tảo, ăn rêu hại. Mà rêu hại hay tảo có thể được coi như một phần thức ăn tự nhiên đối với chúng.
Động vật ăn rêu hại có thể là một số loại cá cảnh hoặc thật chí một số loại động vật không xương sống như : ốc hoặc tôm, tép cảnh. Một số dòng chỉ thích ăn một loại tảo hay rêu hại cụ thể trong khi một số dòng khác ăn tạp hầu như mọi thứ vì thế hãy cẩn thận lựa chọn khi thêm những loài ăn rêu hại vào bể thủy sinh có cây trồng đang phát triển.
Những điều cần lưu ý khi chọn một loại động vật diệt rêu hại cho bể thủy sinh
Trước khi chọn một loài ăn rêu hại cho bể của bạn, bạn cần cân nhắc một số điều. Điều đầu tiên và quan trọng nhất là trong bể thủy sinh hay cá cảnh của bạn đang có loại tảo hay rêu hại nào?
Nếu bạn đang cần xử lý một loại rêu hại hay tảo cụ thể , tốt nhất nên chọn một loại chuyên ăn loại tảo đó.
Đối với những bể thủy sinh đang có vấn đề về tảo , rêu hại ở quy mô lớn có thể thêm hai hay ba loại ăn tảo khác nhau vào bể (miễn là chúng có thể sống chung với nhau).
Tổng quan nhanh về các loại tảo/ rêu hại:
- Tảo tóc: hay còn gọi nhiều tên khác nhau rêu tóc, tảo sợi, tảo chỉ. Tảo tóc có màu xanh lục nhạt và phát triển thành các sợi nhỏ. Nó phát triển nhanh chóng và bám vào bất kỳ bề mặt nào của bể.
- Tảo nâu: được gọi là tảo cát, rêu nâu, tảo nâu là loại tảo đơn bào có màu nâu. Loại tảo này bắt xuất hiện như một lớp bụi trên bề mặt bể, sau đó biến thành một lớp nền dày trong vài ngày.
- Tảo nhờn nâu: cũng giống như tảo nâu nó là tảo đơn bào, nó là loại cộng sinh – cung cấp chất dinh dưỡng cho các động vật ăn rêu như ốc.
- Tảo lục lam: hay còn gọi là tảo lục, vi khuẩn lam. Tảo lục lam thực sự có màu đỏ hồng trong hầu hết mọi trường hợp. Nó là loại tảo đơn bào lúc đầu xuất hiện một hoặc hai đốm nhưng nhanh chóng lây lan cả bể.
- Tảo râu đen: hay còn gọi là rêu chùm đen thường có màu tím sẫm hoặc đen. Rêu chùm đen thường mọc trên các cây thủy sinh.
- Tảo đốm xanh: với tên gọi khác là rêu đốm xanh loại tảo này phát triển trong bể có ánh sáng mạnh và khó loại bỏ. Nó thường mọc trên thành bể và những cây sinh trưởng chậm.
- Tảo lục: loại tảo này còn được gọi là tảo nở hoa và nó có thể xuất hiện khi bể của bạn hoạt động không đúng chu kỳ hoặc thời gian ánh sáng quá nhiều trong bể.
Khi lựa chọn bất kỳ loài ăn tảo nào bạn cũng phải xem xét về các điều kiện trong bể của mình. Cá, ốc, tôm, tép cảnh đều có yêu cầu riêng về các điều kiện môi trường trong bể. Vì vậy bạn sẽ cần chọn một loại thích hợp với điều kiện bể hoặc thay đổi điều kiện môi trường bể cho phù hợp với chúng.
Cuối cùng, bạn cần xem xét việc chăm sóc chúng có dễ dàng hay không. Một số loài cần được chăm sóc nhiều hơn những loại khác, đặc biệt là khi cho ăn bổ sung. Trừ khi bể của bạn quá nhiều tảo, rêu hại, bạn có thể cần bổ sung thêm chế độ ăn cho chúng bằng một số loại rau củ , tấm tảo và thức ăn viên.
Cách diệt rêu hại trong hồ thủy sinh thủ công
Xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh thủ công hay còn gọi là phương pháp vật lý. Chính là dùng tay để làm sạch bể cá. Sử dụng một chiếc giẻ lau, bàn chải hoặc miếng mút để cọ sạch thành bể. Sau đó lập tức thay hoàn toàn nước bể, hoặc thay một phần nếu thấy không quá bẩn.
Phương pháp diệt rêu hại bể cá thủy sinh này rất nhanh gọn, có hiệu quả ngay lập tức. Nhưng rất tốn công và mất thời gian. Hơn nữa rong tảo có thể sót lại ở những nơi bạn không thể kì cọ tới như kẽ đá hoặc giữa các viên sỏi.
Một cách khác để loại bỏ rêu hại trong hồ thủy sinh là dùng hóa chất, có hiệu quả rất rõ rệt. Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng các loại tảo bám trên cây thủy sinh và gỗ lũa. Tuy nhiên lại có ảnh hưởng nhất định đối với hệ vi sinh và sinh vật sống trong bể cá cảnh thủy sinh.
Các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh
Việc sử dụng các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh là phương pháp được đa số người chơi thủy sinh lựa chọn nhờ tính an toàn cao.
Phương pháp nuôi các loại cá ăn rêu hại trong hồ thủy sinh này ít gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Tuy nhiên phải sau một thời gian mới thấy tác dụng. Tùy theo từng loài sinh vật người chơi lựa chọn. Các loại cá ăn rêu hại bể thủy sinh được nuôi phổ biến hiện nay bao gồm:
Cá oto
- Kích thước: 4cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-28°C
- Độ pH: 6-7.5
- Độ cứng: 40-180 ppm
Bể bạn có nhiều rêu ư? Không vấn đề gì cả, đã có cá otto rồi. Cá otto cộng với ốc nerita và tép amano là bộ ba diệt rêu hại tuyệt vời nếu bể bạn đang có vấn đề về cân bằng dinh dưỡng, rêu phát triển không kiểm soát.
Loài cá hiền lành này chỉ ăn rêu và sẽ không ăn bất kì loại đồ ăn khô hay tươi sống nào bạn thả vào bể. Vậy nên bạn cần phải cho chúng ăn rau củ quả luộc nếu bể hết rêu để cá không chết đói.
Cá otto là loài cá hiền lành, hiền lành đến nỗi chúng sẽ không ăn cả tép con và cá con. Cá otto có lẽ là loài cá duy nhất bạn có thể yên tâm và nuôi chúng trong những bể tép sinh sản.
Cá peleco
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 24-28°C
- Độ pH: 7.0-8
- Độ cứng: 100 – 250 ppm
Cá pleco có rất nhiều loại khác nhau, điển hình là pleco mũi lông, longfin hoặc là pleco thường. Bạn nên nhớ là bạn cần phải để ý đến loài pleco định nuôi vì chúng có thể lớn đến kích thước vô cùng lớn, có thể lên tới 30cm đối với loài pleco thường! Một số khác thì chỉ có kích thước trung bình vào khoảng 12-15cm.
Cá pleco là loài cá hiền lành, sẽ không bao giờ gây sự với các loài cá khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng có thể hơi hung hăng với các con đực cùng loài.
Cá pleco là công nhân dọn vệ sinh chăm chỉ. Chúng có thể xử lý được các loại rêu bám đá, bám lũa hoặc trên kính. Tuy nhiên, cá pleco không thể ăn được các loại rêu mọc cao như là rêu tóc và rêu chùm đen
Cá bác sĩ
- Kích thước: 7-9 cm
- Tính cách: Hiền lành
- Nhiệt độ nuôi: 22-27°C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Độ cứng nước: 40-200 ppm
Cá bác sĩ là một loài sống ôn hòa và cũng thích những bể cá có dòng nước mạnh. Loài cá ăn tầng đáy này có miệng hút và vây dưới giúp cho chúng không bị nước cuốn đi trong những con suối ở Myanmar.
Loài cá này luôn di chuyển và hoạt động, kiếm rêu trên đá, gỗ để ăn. Chúng thỉnh thoảng cũng thích tiếp xúc với người nếu ta đưa tay vào bể.
Cá bác sĩ cũng hung hăng với con cùng loài, nhưng chúng không gây thương tích cho nhau. Nhưng mình vẫn khuyên bạn chỉ nuôi một con một bể.
Ốc Nerite
Ốc Nerite có tên khoa học là Neritina sp.. Loài ốc này được biết đến với hoa văn giống sọc vằn trên vỏ của chúng, ốc nerite là một trong những loài ốc diệt rêu hại yêu thích khi nuôi.
Loại ốc này ăn mọi loại tảo, rêu hại, kể cả những loại khó như tảo đốm xanh chúng cũng xử lý một cách nhanh chóng. Ốc diệt rêu hại nerite chỉ phát triển kích thước hơn 2 cm nên chúng khá nhỏ vì vậy bạn cần cẩn thận khi nuôi chung với các loài cá lớn hoặc cá săn mồi.
Ốc diệt rêu Nerite thích độ pH từ 6,5 đến 8,5 , chúng có thể chịu đựng nhiệt
Ốc táo
Ốc táo vì dòng ốc này được bán khi còn nhỏ nên nhiều người không nhận ra rằng ốc táo có thể lớn đến mức nào (chúng có thể lên kích thước của một quả bóng chày)
Những con ốc này có nhiều màu sắc khác nhau, mặc dù màu vàng sáng là phổ biến nhất và chúng ăn hầu hết các loại tảo, rêu hại. Tuy nhiên, chúng ưa thích ăn tảo bám cây thủy sinh, trên bè mặt kính và dưới đáy nền.
Ốc táo thích nhiệt độ nước khoảng 25 °C và nhược điểm của dòng ốc này là chúng sẽ ăn cả thực vật sống vì vậy hãy đảm bảo bạn cho chúng ăn thức ăn bổ sung khi bể của bạn đã trồng cây thủy sinh.
Tổng kết
Rất mong bài viết Sunaquarium chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những loại có thể diệt rêu trong bể thủy sinh.