Lũa thủy sinh là gì? Kinh nghiệm xử lý lũa cho bể thủy sinh

23/11/2023
Lũa thủy sinh là gì? Kinh nghiệm xử lý lũa cho bể thủy sinh

Lũa thủy sinh là gì? Cách xử lý màu lũa? Cách chọn cây lũa thủy sinh một cách tốt nhất cho bể thủy sinh, bể bán cạn? Đây là những câu hỏi mà người chơi thủy sinh đặt ra thắc mắc. SUNAQUARIUM  sẽ giải đáp mọi thắc mắc này cho các bạn hiểu rõ hơn.

Lũa thủy sinh là gì?

Lũa thủy sinh là những phần thân, gốc cây bị mục rũa chỉ còn phần lõi.Trong thiên nhiên, có thể do thiên tai, lũ luật hay do con người chặt phá theo thời gian những gốc cây, thân cây bị phong hóa hay bị nước cuốn trôi, nước bào mòn làm cho phần thân của nó bị rũa hết chỉ còn phần lõi ở giữa.Phần lõi ở giữa này thì vô cùng cứng và chúng hầu như không thể bị mối mọt dần dần hình thành lên cây lũa thủy sinh.

Lũa thủy sinh và Tannin?

Trước khi giới thiệu các loại lũa thủy sinh, chúng ta hãy hiểu rõ hơn về Tannin là gì ? nó là một chất tự nhiên có trong lũa.Chất này được tiết ra khi thả lũa vào trong bể.Khi chúng tiết ra ở trong bể cá của bạn chất này sẽ làm thay đổi màu nước.Ở nồng độ thấp, lũa sẽ ra màu vàng nhạt và ở nồng độ cao, nó sẽ có màu vàng đậm.

Chất tannin không gây hại cho bể cá của bạn nhưng nó lại có màu không được đẹp mắt cho lắm thích hợp với những người chơi bể cá phong cách biotop.

Có nhiều cách để giảm tannin trong nước đó là luộc lũa của bạn trước khi cho nó vào bể.Bạn cũng có thể thêm vào than hoạt tính lọc nước bể cá để loại bỏ sử đổi màu.

Các dòng lũa thủy sinh phổ biến hiện nay

Trước khi xem danh sách các loại lũa chúng ta có ý định mua,chúng ta nên tìm hiểu thêm về loại lũa đó vì chúng có hình dáng và đặc điểm khác nhau.

Lũa Linh Sam

Lũa linh sam được nhiều người chơi yêu thích sử dụng vì hình dáng tự nhiên, đa dạng về kích thước, dễ chìm trong nước.

Lũa linh sam được nhiều người chơi yêu thích sử dụng vì hình dáng tự nhiên, đa dạng về kích thước, dễ chìm trong nước.

Nhược điểm: lũa linh sam hay thôi màu ra nước các bạn chịu khó thay nước đều trong thời gian đầu sẽ hết.

Lũa linh sam là loại lũa hay được sử dụng trong các layout bể bán cạn, thủy sinh với những người mới bắt đầu học chơi thủy sinh.

Lũa nhọ nồi

Dòng lũa nhọ nồi đẹp bởi nhánh nhiều và có dáng đổ hoặc bung xoè.Phù hợp với phong cách chơi bio top đơn giản dễ chơi cho cả những người mới chơi thủy sinh.

 

Lũa đỗ quyên

Lũa Đỗ Quyên – một loại lũa đẹp, nguyên khối rất được ưa chuộng trong cộng đồng người chơi thủy sinh ở Việt Nam và thế giới.Do lũa nguyên khối cho nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo, không tốn nhiều công sức ghép lũa như các loại khác 

 

Lũa Đỗ Quyên thuộc dòng lũa thủy sinh khai thác từ cây tươi, dáng rễ mềm mại vặn xoắn đẹp mắt.Phù hợp: bể cá cảnh, layout thủy sinh, layout biotop v.v…

Lũa Hải Sơn Qùy

Lũa hải sơn quỳ, hay lũa hải sa là dòng lũa thủy sinh được ưa chuộng. Với những đặc điểm: chìm tự nhiên, ko ra màu vàng đỏ mà ra màu trắng đục, không cần xử lý nhiều khi sử dụng, mẫu mã đa dạng….

Với nhiều gốc rễ và nhánh cây uốn lượn khác nhau , kích thước lại nhỏ gọn phù hợp với hồ cá , thì hiện tại lũa Hải Sơn Quỳ đang được rất yêu thích và sử dụng rộng rãi .

Kinh nghiệm xử lý lũa thủy sinh

Với một số loại lũa được giới thiệu ở trên, các bạn đã có thể tìm thấy loại lũa để chơi cho bể thủy sinh.Vậy điều tiếp theo sau khi sở hữu khúc lũa mà mình ưng ý các bạn phải làm gì trước khi đưa vào trong bể?

Vệ sinh lũa

Các bạn nên vệ sinh cọ rửa sạch lũa bằng bàn chải hoặc vòi xịt áp lực để tẩy sạch đi những lớp vỏ, bùn đất còn sót lại ở lũa.

Ngâm lũa trong nước

Sau khi vệ sinh sạch lũa, các bạn nên ngâm lũa để giảm chất tannin từ lũa thôi ra làm thay đổi màu nước.Thời gian ngâm từ 2 – 4 tuần tùy từng loại lũa mà bạn chọn và nên thay nước định kỳ.

Đối với những khúc lũa lớn các bạn phải ngâm trong thùng lớn hoặc ngâm trực tiếp trong bể (nếu bể bạn mới chưa thả cá)

Khử trùng lũa

Đối với những khúc lũa nhỏ các bạn có thể trực tiếp cho lũa luộc lên khử trùng trong vòng từ 1 – 2 tiếng.Nếu bạn ngâm lũa trong nước đun sôi.Nước sẽ cần được thay thường xuyên và có thể phải mất vài giờ để hoàn thành.

Các bạn có thể sử dụng cồn công nghiệp hoặc oxy già để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý các chất hại trong lũa.Sau khi sử xử lý xong nên ngâm hoặc rửa lại lũa và phơi khô ở nơi có nắng.

Tổng kết

Trên đây là chia sẻ của Sunaquarium về chủ đề lũa thủy sinh. Một hướng dẫn nho nhỏ về cách xử lý lữa mong rằng có thể giúp ích cho mọi người. Và trên tất cả lũa là một thứ không thể thiếu trong thú chơi thủy sinh mà chắc chắn bạn phải hiểu rõ về nó.

Nếu thấy hay, mong mọi người có thể chia sẻ đến bạn bè bài viết này để nhiều người biết và hiểu rõ hơn về lũa thủy sinh nhé.

Chúc mọi người chơi thủy sinh hiệu quả và thành công.

Viết bình luận của bạn: