-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Điều cần biết trước khi làm bể thủy sinh đơn giản dành cho người mới
23/11/2023
Chơi bể thủy sinh là một trong những thú vui khá độc đáo và ấn tượng của không ít người. Đây cũng là cách giúp các bạn nâng cao chất lượng cuộc sống 1 cách tốt nhất. Mặc dù chơi bể thủy sinh không phải là việc làm quá khó.
Tuy nhiên, nó cũng không hề đơn giản như một số người vẫn thường nghĩ, nhất là những người mới chơi. Vì vậy, sau đây SUNAQUARIUM sẽ chia sẻ với bạn 1 số lưu ý khi làm bể thủy sinh để bạn cùng tham khảo như sau:
Lựa chọn diện tích bể cá phù hợp
Trên thực tế, nếu bạn chọn bể cá có kích thước quá nhỏ mà không có các biện pháp xử lý và chăm sóc đúng đắn, có thể khiến cho môi trường nước dễ bị ô nhiễm. Chính vì vậy, hệ thống sinh thái dễ bị phá vỡ.
Ngược lại, đối với bể cá lớn, người chơi phải có kinh nghiệm trong việc làm nền, trồng cây, nuôi cá. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy vô cùng vất vả và áp lực…. Vậy nên, hãy cố gắng lựa chọn diện tích bể cá phù hợp với kinh nghiệm, khả năng nuôi dưỡng của bản thân và không gian văn phòng hoặc ngôi nhà của bạn.
Lưu ý trong việc thiết kế nền bể
Nếu bạn sử dụng nền bể thủy sinh công nghiệp dạng hạt thì bạn không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần bỏ nền vào bể và sắp xếp bố cục là xong. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sỏi trộn với phân thủy sinh thì bạn cần phải kỹ càng hơn trong việc thực hiện.
Nên chọn sỏi có kích thước vừa phải. Sỏi quá to hoặc quá nhỏ có thể khiến cho bộ rễ của cây không bám chắc được.
Trung bình, nền hồ có độ dầy khoảng 6 – 8 cm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý tưởng mà bạn có thể thiết kế cho nền hồ có sự chênh lệch để phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau. Đây là một trong những lưu ý khi làm bể thủy sinh rất quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý.
Chất nền khi làm bể thủy sinh
Chọn giá thể thích hợp là điều cần thiết để rễ cây phát triển tốt. Cát thô hoặc sỏi mịn cũng có thể được sử dụng, tránh đá cuội hoặc sỏi lớn (nó chỉ sử dụng để tạo điểm nhấn, không phải là chất nền chính). Một số giá thể chuyên dụng cho thủy sinh có sẵn một số chất khoáng để thúc đẩy cây phát triển khỏe mạnh. Một số có thêm lợi ích làm ổn định pH và làm mềm nước.
Bạn cũng có thể sử dụng cát bể cá tiêu chuẩn hoặc sỏi mịn và thêm viên dinh dưỡng cho cây nếu cần, hoặc trộn / phủ lớp với các chất nền dành riêng cho cây trồng. Không sử dụng chất nền san hô hoặc dolomit, vì chúng tan chậm và có thể làm tăng độ pH và độ kiềm trên mức mong muốn.
Môi trường nước của bể thủy sinh
Môi trường nước rất quan trọng đối với cây thủy sinh.Nói chung, môi trường nước tốt nhất độ pH nên từ 6 – 7. Nếu nước máy ở khu vực bạn sinh sống có độ cứng hoặc pH cao hãy cân nhắc sử dụng các phương pháp làm giảm độ pH, khử ion có thêm chất đệm và khoáng vi lượng.
Lựa chọn loại cây thủy sinh cho bể
Một bể thủy sinh là nghệ thuật sống, và việc thiết kế bố cục đòi hỏi sự suy nghĩ và lập kế hoạch cẩn thận. Vẽ một bản phác thảo thô của cây và bố cục lũa thủy sinh – đá thủy sinh. Sau khi bạn đã hoàn thành được ý tưởng, hãy tìm hiểu rõ các loại cây nào để trồng ở tiền cảnh,trung cảnh và hậu cảnh của bố cục bể thủy sinh.
Lựa chọn cá cho bể thủy sinh
Như đã nói ở trên, cá trong bể thủy sinh chỉ tạo điểm nhấn ở trong bể.Nên chọn một số loại tạo cảm giác tổng thể kết cấu layout của bể.Nếu kích cỡ bể của bạn nhỏ nên mua những giống cá thuộc dòng Tetra : cá neon, cá cánh buồm ngũ sắc, cá hồng nhung v.v..
Với những bể có kích thước to hơn chúng ta có thể nghiên cứu thêm một số dòng cá như : cá Congo, cá Phượng hoàng bụng lửa (Kribensis ) hoặc sưu tầm các dòng cá cầu vồng.Cá dĩa và cá thần tiên cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bể từ 100 gallon trở lên.Một số dòng cá dọn bể cũng được nhiều người quan tâm như: cá otto, cá bút chì, cá tỳ bà, cá chuột v.v…Tránh mua một số loại cá ăn các cây thủy sinh nên hỏi người bán hàng trước khi mua.
Sự cân bằng của môi trường sau khi làm bể thủy sinh
Bể thủy sinh mới đầu hoàn thiện chưa có sự cân bằng ổn định môi trường trong bể.Điều này phải mất hàng tuần, có khi hàng tháng để ổn định được môi trường và có khi nhiều yếu tố dẫn đến không được như ý muốn.Chơi thủy sinh phức tạp hơn vì có liên quan đến một số yếu tố như: phân nền, CO2 và ánh sáng v.v…Ánh sáng giúp tạo điều kiện để cây phát triển kèm theo đó phải có bổ sung Co2 và chất dĩnh dưỡng.Bạn kiểm soát được ánh sáng và chất dưỡng lúc đầu để tránh bị các loại tảo, rêu hại phát triển.Co2 điều chỉnh không tốt cũng có thể gây lên sự giao động về độ pH.
Cách tốt nhất là bắt đầu từ từ , bổ sung chất dinh dưỡng với lượng nhỏ và kiên nhẫn theo dõi.Khi bạn thực hiện những thay đổi nhỏ trên hãy chờ ít nhất 2 tuần để đánh giá hiệu quả.Hãy nhất quán trong các việc như: đặt hẹn giờ cho đèn,châm dinh dưỡng cho bể một cách định kỳ và không thực hiện những thay đổi quá đột ngột với hệ thống.Nên ghi chú lại bất kỳ thay đổi vào về liều lượng châm dinh dưỡng, giờ bật đèn v.v..Cuối cùng bể thủy sinh của bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng dần dần trong môi trường nước.
Như vậy, SUNAQUARIUM đã giới thiệu đến với các bạn 11 điều cần biết trước khi làm bể thủy sinh.Setup một bể thủy sinh là một điều tuyệt vời khi mang một phần thiên nhiên vào nhà hay nơi làm việc của bạn.Với kế hoạch tốt và bảo dưỡng định kỳ sẽ làm cho quá trình chơi thủy sinh của bạn được tốt hơn.